1. Home
  2. Lập Trình
  3. How To Install MySQL Server Ubuntu
Avatar of Nguyễn Tuấn Nguyễn Tuấn 1 năm trước

How To Install MySQL Server Ubuntu

How to install Mysql server ubuntu – Nó cũng là ý nghĩa mà trong bài này mình muốn chia sẻ với các bạn. Lần này mình đang cài đặt cấu hình server cho backend – frontend ( web & app ) nên tranh thủ thời gian viết tài liệu hướng đẫn qua cho mọi người cùng biết.

Kiến Trúc Hệ Thống Server

Mình sẽ giới thiệu qua cho các bạn về kiến trúc hệ thống server mình sẽ cài như thế nào. Hệ thống backend sử dụng java, fronend sử dụng reactjs, react native, các service thông báo…. Và server Linux OS Ubuntu 20.04 ( x86, 64-bit ).

Install MySQL Server Ubuntu
hệ thống server

Theo như ảnh trên mình mô tả qua thì mình sẽ tương tác trực tiếp tới server 1 có public network, từ đó mình sẽ ssh qua các server 2,3,4,5. Vì sao mình phải ssh qua các server đó mà không trực tiếp ssh vào thẳng trực tiếp, đơn giản vì các server kia không được public internet và chỉ dùng trong mạng nội bộ mà thôi.

Ở bài này sẽ là phần đầu tiên mình sẽ hướng dẫn các bạn Install MySQL Server Ubuntu trên server 2 như trên ảnh. Các server khác cài gì mình sẽ nói chi tiết ở các bài sau.

Install MySQL Server Ubuntu

Mọi thao tác mình đều phải ssh vào server 1 qua đó sẽ cài đặt cho server khác nhé. Các bạn có thể hình dung mình sẽ download các thứ cần thiết tại server 1 sau đó chuyển hết tất cả các file sang server 2 để cài.

Bước 1: Chúng ta sẽ download file .deb-bundle cần thiết để cài tại link này: https://dev.mysql.com/downloads/mysql/

Tại Select Operating System mình chọn Ubuntu Linux, Select OS Version chọn bản mà server bạn đang chạy với mình thì chọn bản 20.04.

Sau khi download về máy, mình lại dùng git bash với lệnh scp để chuyển file từ local -> server có ip public -> chuyển sang server không public ip.

Lệnh SCP Linux thường dùng như:

Sao chép nội dung nào đó từ hệ thống khác vào hệ thống này:

scp username@hostname:/path/to/remote/file /path/to/local/file

Sao chép một cái gì đó từ hệ thống này sang một số hệ thống khác:

scp /path/to/local/file username@hostname:/path/to/remote/file

Sao chép một cái gì đó từ một số hệ thống sang một số hệ thống khác:

scp username1@hostname1:/path/to/file username2@hostname2:/path/to/other/file

Các bạn dùng lệnh scp tương ứng để di chuyển file tới server mình muốn cài nhé, nếu các bạn muốn download file về thẳng server thì có thể dùng lệnh sau. Download file bằng ssh về server chúng ta dùng lệnh sau:

curl <link_download> -o <set_file_name>
# ví dụ: curl https://dev.mysql.com/get/Downloads/MySQL-8.0/mysql-server_8.0.30-1ubuntu20.04_amd64.deb -o mysql-server_8.0.30-1ubuntu20.04_amd64.deb
Install MySQL Server Ubuntu - cài đặt mysql trên server ubuntu
Install MySQL Server Ubuntu

Bước 2: Giải nén file tar : giải phóng các tập tin có trong tập tin « file_name.tar », đồng thời hiển thị các tên tập tin

tar xvf file_name.tar

Để xem thêm nhiều lệnh các bạn có thể tham khảo bài viết : Các Lệnh Trong Ubuntu Toàn Tập

Khi giải nén xong chúng ta sẽ được thư mục như hình ảnh bên trên.

Bước 3: Chúng ta cd vào thư mục đó và dùng lệnh sau để cài đặt tất cả các file trong thư mục

dpkg -i *
# Hoặc: sudo dpkg -i *

Sau khi cài xong cần check lại status mysql bằng lệnh:

systemctl status mysql
# Hoặc: service mysql status

Nếu mysql chưa start thì chúng ta start lên là được:

systemctl start mysql
# Hoặc: service mysql start

Bước 4: Tạo tài khoản user mysql

Đầu tiên chúng ta truy cập mysql dưới quyền root cho chắc nhé. Sau đó chúng ta gõ mysql để vào mysql sau đó nhập lệnh sau để tạo tài khoản mysql:

CREATE USER 'newuser'@'localhost' IDENTIFIED BY 'password';

Trong đó newuser là tên user, password là mật khẩu của user, localhost nếu bạn để mặc định như này thì chỉ login dưới localhost được thôi. Nếu bạn thay localhost bằng ip thì chỉ ip đó được login vào ( ip khác thì không ), nếu thay localhost băng % thì có nghĩa là tất cả ip đều có quyền kết nối tới mysql.

Tại thời điểm này, user mới không có quyền làm bất cứ điều gì với cơ sở dữ liệu. Trên thực tế, ngay cả khi user mới cố gắng đăng nhập,họ sẽ không thể truy cập vào MySQL shell.

Do vậy chúng ta cần cấp quyền cho user:

GRANT ALL PRIVILEGES ON * . * TO 'newuser'@'localhost';

Dấu * ở trên tương ứng với cơ sở dữ liệu và bảng mà user có thể truy cập ( để * có nghĩa là cho phép truy cập full các csdl ). Cụ thể là lệnh này cho phép người dùng thêm, sửa, xóa thực thi các công việc trên tất cả các bảng trong cơ sở dữ liệu.

Để thay đổi được thực hiện ngay lập tức, hãy dùng lệnh sau:

FLUSH PRIVILEGES;

Như vậy, với các bước ở trên, user mới tạo của bạn có toàn quyền như là user root sau khi install mysql server ubuntu. Sau đó các bạn có thế kết nối với mysql thông qua các tool hoặc lệnh đều được.

Một số quyền bạn có thể gán cho user trong MySQL

  • ALL PRIVILEGES – Cho phép MySQL user thực hiện toàn quyền trên databases (hoặc 1 vài db được thiết lập)
  • CREATE – Cho phép user tạo mới tables hoặc databases
  • DROP – Cho phép xóa tables hoặc databases
  • DELETE – Cho phép xóa bản ghi dữ liệu trong bảng tables
  • INSERT – Cho phép thêm bản ghi mới vào bảng csdl
  • SELECT – Cho phép sử dụng lệnh Select để tìm kiếm dữ liệu
  • UPDATE – Cho phép cập nhật csdl
  • GRANT OPTION – Cho phép gán hoặc xóa quyền của người dùng khác.

MySQL cho phép gán quyền cho user với một dòng lệnh:

GRANT type_of_permission ON database_name.table_name TO 'username'@'localhost';

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm. Chúc các bạn thành công!

0 lượt xem | 0 bình luận
Nếu chỉ đọc những sách người khác hay đọc . Thì bạn chỉ biết được những điều mọi người thường nghĩ .
Đồng ý Cookie
Trang web này sử dụng Cookie để nâng cao trải nghiệm duyệt web của bạn và cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa. Bằng cách chấp nhận để sử dụng trang web của chúng tôi